Từ điển bách khoa về các loại nám
Mục lục
Nám da là gì?
Nám da là tình trạng rối loạn của da, làm hắc tố Melanin được sản sinh quá mức (Melanin là sắc tố mang lại màu sắc của da, tóc và mắt ở người), dấu hiệu là xuất hiện các mảng hoặc đốm màu đen, nâu ở những vùng da khác nhau.
Theo Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ (AAD), 90% trường hợp các loại nám xuất hiện ở nữ giới, gặp nhiều ở nữ giới từ 20 đến 50 tuổi, nhất là khi mang thai và sau sinh. Nám có thể đậm và nhạt theo thời gian, thường đậm vào mùa hè và nhạt hơn vào mùa đông.
Về cơ chế hình thành các loại nám, các Bác sĩ Thạc sĩ, bác sĩ Hồ Xuân Vương đã chia sẻ:
“Nám có hai cơ chế hình thành: Thứ nhất, melanosome tăng sinh số lượng do các tế bào melanocytes bị kích hoạt và di chuyển lên thượng bì, hình thành nám nông thành đốm nhỏ hoặc mảng lớn. Thứ hai là do cơ chế tổn thương mô liên kết gây nên phá vỡ màng đáy. Theo đó, melanin thâm nhiễm vào tầng bì của da, hình thành nám sâu khó kiểm soát.”

Các loại nám da thường xuất hiện ở những vị trí như:
- Hai bên má
- Trán
- Mũi và quanh môi
- Một số trường hợp khác: Cánh tay, cổ
Việc xuất hiện nám da ở các vùng này gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều chị em mất đi sự tự tin trong cuộc sống.
Xem thêm: Nám da mặt – Nguyên nhân và cách giảm 70% nám trong 15 ngày
Nguyên nhân hình thành các loại nám da
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên các loại nám da, có thể chia thành hai nhóm chính:
1. Nhóm nguyên nhân nội sinh
Nguyên nhân nội sinh tức là các yếu tố thay đổi từ bên trong cơ thể, có thể kể đến như:
- Yếu tố di truyền: Theo các nghiên cứu trước đó, tiền sử gia đình có người bị nám thì con cháu cũng có nguy cơ bị nám. Trong số những người bị nám da, có đến 30% di truyền từ gia đình. Những cặp song sinh bị nám như nhau. Những người có làn da sẫm màu cũng có nguy cơ bị nám cao hơn người có da sáng màu.
- Giới tính: Khoảng 90% trường hợp nám da xuất hiện ở nữ giới, 10% là nam giới. Lý do về sự chênh lệch này là do hormone estrogen và progesterone ở nữ nhiều hơn nam giới, những tác nhân ảnh hưởng đến hai hormone này đều tác động trực tiếp đến quá trình hình thành nám da, có thể nhắc đến như: Thay đổi nội tiết tố khi mang thai, giai đoạn tiền – mãn kinh, sử dụng thuốc tránh thai,..
- Lão hóa da.
- Phụ nữ mang thai: Trong quá trình mang thai, nồng độ estrogen, progesterone và các hormone kích thích gia tăng tế bào hắc tố gây nên tình trạng nám da. Đáng lo ngại đây là tình trạng thường gặp, có đến 15%-50% phụ nữ bị nám trong giai đoạn mang thai.
- Ảnh hưởng bởi các loại thuốc: Những loại thuốc này khi sử dụng có thể gây cảm ứng với ánh nắng như Sulfamid, Tetracyclin, thuốc lợi tiểu nhóm Thiazid, thuốc an thần Chlopromazin, chống dị ứng Phenergan,…
2. Nhóm nguyên nhân ngoại sinh
- Ánh nắng, ánh sáng từ môi trường: Ánh nắng mặt trời, ánh sáng từ các thiết bị điện tử như TV, máy tính, điện thoại di động,… Những nguồn sáng này đều có tác động đến quá trình sản sinh Melanin của da – nguyên nhân hình thành nám.
- Mỹ phẩm: Đây là nguyên nhân góp phần khiến phụ nữ dễ bị nám hơn đàn ông gấp 9 lần.. Những vấn đề nám liên quan đến mỹ phẩm có thể là do sử dụng mỹ phẩm mà chưa hiểu rõ công dụng. Đặc biệt đối với các sản phẩm làm trắng da, nếu sử dụng mà không có biện pháp che chắn, chống nắng kỹ càng, sẽ khiến da dễ bắt nắng, làm gia tăng lượng sắc tố Melanin, khiến da ngày càng sạm, nám và lão hóa nhanh.
- Chế độ chăm sóc da chưa phù hợp: Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da với mong muốn “đẹp mà nhanh” sẽ khiến da nhanh chóng bị bào mòn, nhạy cảm và yếu dần theo thời gian. Ngoài ra không xây dựng được quy trình chăm sóc da đầy đủ sẽ khiến cho tình trạng nám trở nên nặng và khó điều trị hơn rất nhiều.
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng, không bổ sung thêm hoa quả tươi cũng là nguyên nhân khiến nám được hình thành.
- Môi trường sống:
- Môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, bụi mịn trong không khí này có kích thước nhỏ hơn 10-20 lần lỗ chân lông, nên dễ dàng len lỏi vào lớp biểu bì, khiến da kích thích mụn trứng cá và xuất hiện sạm nám.
- Nước sinh hoạt, nhất là các thành phố lớn, vì trong nước có chứa nhiều hàm lượng cation canxi (Ca2+) và magie (Mg2+). Trong thời gian dài sẽ khiến da bị khô, nhạy cảm và dễ kích ứng. Đồng thời sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm có chứa các kim loại nặng cũng khiến tình trạng sạm nám xuất hiện nhiều hơn.
Ngoài ra với tình trạng khí hậu diễn biến đột ngột, trời nắng gay gắt với tia UV cao, nếu không che chắn, sử dụng các sản phẩm chống nắng chuyên dụng cũng khiến cho tình trạng da trở nên tệ hơn.
- Stress kéo dài: Việc tinh thần căng thẳng trong thời gian dài sẽ khiến rối loạn các nội tiết tố trong cơ thể, có thể hình thành nám da.
Phân biệt các loại nám da
1. Nám mảng (nám nông)
Nám mảng là loại phổ biến nhất hiện nay. Nguyên nhân là do các tế bào Melanocyte đưa tế bào hắc tố Melanin lên lớp biểu bì vào trong tế bào sừng, từ đó hình thành nám mảng.
Nám mảng có màu nâu nhạt, chân nông, thường tập trung thành các mảng nám nhỏ xung quanh các vị trí như gò má, mũi và cằm với đường viền rõ rệt, dễ nhận thấy so với các khu vực da bình thường khác.
Nám mảng nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ trở nên nặng hơn và khó điều trị hơn. Nếu để tình trạng diễn biến lâu, nám sẽ bắt đầu lan dần sang các vùng da khác, khiến mảng nám ngày một to ra.

Đặc điểm của nám mảng:
- Ban đầu xuất hiện từng mảng nhỏ, bắt đầu lan dần thành mảng lớn theo thời gian nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách.
- Các vị trí xuất hiện chủ yếu ở hai gò má, mũi và cằm. Dần dần có thể lan rộng che kín cả gương mặt.
- Có màu nâu nhạt, chân nám không sâu, chủ yếu nằm ở lớp thượng bì của da.
2. Nám đốm (Nám chân sâu/nám chân đinh)
Nám đốm còn được gọi là nám chân sâu hay nám chân đinh. Đây là loại nám có chân sâu nhất trong các loại nám, thường xuất hiện ở nữ giới sau 30 tuổi hoặc ở giai đoạn tiền – mãn kinh do rối loạn nội tiết tố trong cơ thể.
Nguyên nhân là do các tế bào Melanocyte đẩy bào hắc tố Melanin được tổng hợp ở lớp sâu nhất lên bên trên rồi rớt xuống tầng trung bì, hình thành các chân nám sâu và có màu nâu sẫm. Việc điều trị và làm mờ nám đốm thường gặp nhiều khó khăn hơn do tình trạng chân nám bám sâu.

Đặc điểm của nám đốm:
- Chân nám nằm sâu dưới lớp hạ bì.
- Nám xuất hiện từng đốm tròn nhỏ như đầu đũa, xuất hiện riêng lẻ hoặc tập trung thành từng cụm, có màu nâu nhạt đến đen đậm, vì thế thường bị nhầm thành các vết thâm mụn.
- Xuất hiện đối xứng ở hai bên má, trán, cằm.
3. Nám hỗn hợp
Nám hỗn hợp bao gồm cả nám mảng và nám đốm, có thể nói đây là tình trạng nám nặng và khó điều trị nhất.
Đặc điểm nám hỗn hợp:
- Bao gồm đặc điểm của nám mảng và nám đốm.
- Xuất hiện rải rác hoặc tập trung ở các vị trí trán, cằm, má, sống mũi, hai bên gò má và quanh mắt.
Điều trị các loại nám
Cần xác định rõ nguyên nhân nám da để sử dụng phương pháp phù hợp. Không phải loại nám nào cũng cần điều trị bằng thuốc, kem bôi hoặc áp dụng liệu trình. Nếu nguyên nhân nám da là do rối loạn nội tiết tố khi đang sử dụng thuốc tránh thai hoặc đang trong giai đoạn mang thai thì sau khi sinh hoặc ngừng thuốc tránh thai. nám sẽ mờ dần.
Đối với những loại nám khác có thể kéo dài đến vài năm hoặc cả cuộc đời nếu không được điều trị đúng cách, những phương pháp có thể áp dụng như:
1. Sử dụng các loại kem trị nám chuyên sâu
- Sử dụng kem trị nám có chứa retinol. Retinol là là một loại vitamin A (Dẫn xuất của vitamin A), có tác dụng giảm thâm nám, vết nhăn và liền sẹo do mụn. Ngoài ra, retinol còn giúp phục hồi sâu từ bên trong, tái tạo làn da, thúc đẩy chuyển hóa, sản sinh Collagen và Elastin.
- Sử dụng kem có chứa Axit tranexamic: Có tác dụng giảm thâm nám và các vết thâm do mụn.
- Axit azelaic: Có dạng kem, gel hoặc lotion, có thể dùng cho phụ nữ mang thai.
- Methimazole: Có tác dụng làm giảm quá trình tổng hợp sắc tố Melanin.
2. Dùng các trang bị che chắn kỹ khi ra đường
Ánh nắng mặt trời là một trong những tác nhân khiến hình thành nám da. Vì thế cần che chắn da kỹ và hạn chế ra đường vào các thời điểm nắng gắt từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều vì đây là thời điểm tia UV cao nhất trong ngày.
3. Sử dụng kem chống nắng
Sử dụng kem chống nắng ngay cả khi ở nhà và ra đường để da luôn có hàng rào bảo vệ không chỉ khỏi ánh nắng, mà còn từ các thiết bị điện như TV, điện thoại di động, máy tính,… Việc này giúp da tránh khỏi tác động của tia UV từ ánh nắng và ánh sáng xanh, hạn chế được sự sản sinh Melanin quá mức – nguyên nhân hình thành nám.
Nên lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30, độ quang phổ rộng để chống được cả tia UVA VÀ UVB.
4. Can thiệp từ các liệu trình điều trị nám với công nghệ hiện đại
Điều trị bằng laser đốt và phá hủy các tế bào cũ, tăng sinh collagen, hình thành các tế bào mới, làm mờ vết nám và đều màu da. Một liệu trình điều trị thường kéo dài đến 2 tháng hoặc dài hơn.
Những câu hỏi thường gặp về các loại nám
1. Nám và tàn nhang có giống nhau không?
Nám và tàn nhan thoạt nhìn có vẻ giống nhau nhưng thực chất chúng khác nhau, một số dấu hiệu nhận biết chúng như:
Tàn nhang | Nám da | |
Hình dáng | Là những đốm nhỏ có kích thước chỉ từ 1-5mm, nằm riêng lẻ hoặc liên kết thành từng mảng nhưng không đều nhau. Tàn nhang có xu hướng đậm màu hơn khi ra ngoài nắng. | Nám có hai dạng chính là nám đốm (có hình chấm tròn như đầu đũa) và nám mảng (xuất hiện thành từng mảng, trải dài và rộng. có khi che cả khuôn mặt) |
Nguyên nhân | Do di truyền là chủ yếu, một số lý do khác có thể kể đến như tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc sử dụng những biện pháp điều trị hormone. | Do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như rối loạn nội tiết tố trong thời kỳ mang thai, sử dụng thuốc tránh thai, stress, môi trường ô nhiễm, lạm dụng mỹ phẩm quá mức. |
Màu sắc | Nâu sẫm, đỏ, xám, đen, nâu nhạt, tùy thuộc vào nền da sẽ có màu sắc khác nhau. | Thường có màu nâu nhạt đến đen đậm. |
Độ tuổi | Xuất hiện ở mọi độ tuổi | Thường xuất hiện sau 30 tuổi, giai đoạn tiền – mãn kinh. |
Phân bổ | Nằm ở lớp nông trên bề mặt da, xuất hiện ở nhiều vị trí như mặt, cánh tay, cổ, ngực,… | Nằm sâu dưới lớp biểu bì da, xuất hiện chủ yếu ở mặt. |
Đối tượng | Thường có ở người da trắng, mỏng, đặc biệt là người Châu Âu. | Dễ xuất hiện ở người có làn da tối màu. |
2. Các loại nám có điều trị tận gốc được không?
Nám có thể điều trị tận gốc, để trị nám tận gốc hiệu quả thì cần ngăn ngừa các hắc tố Melanin sản sinh nhiều, hội tụ dưới da. Khi đó ngăn chặn được sự xuất hiện của nám mới, các vết nám cũ lâu ngày sẽ mờ dần và mất đi.
3. Điều trị các loại nám da trong bao lâu sẽ khỏi?
Tùy vào tình trạng và loại nám, cũng như phương pháp điều trị sẽ quyết định điều trị trong bao lâu. Thông thường các loại nám mới xuất hiện sẽ điều trị không dưới 2 tháng. Đối với nám đốm hoặc nám hỗn hợp thì thời gian điều trị có thể dài hơn.
4. Khi điều trị nám có kiêng ăn gì không?
Khi điều trị các loại nám da cần kiêng những loại thực phẩm sau:
- Hạn chế thực phẩm đã qua chế biến nhiều lần, nhiều dầu mỡ, thức ăn quá ngọt hoặc quá mặn.
- Quá nhiều đường, tinh bột trong chế độ ăn có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất Melanin – nguyên nhân gây ra nám. Vì thế nên hạn chế sử dụng thực phẩm có đường và tinh bột đã qua chế biến như: Đường & siro, bánh nướng, mì, khoai tây chiên, kẹo,…
- Tránh thực phẩm bị dị ứng: Tùy vào cơ địa sẽ dị ứng với từng loại thực phẩm khác nhau, hiểu rõ cơ thể để tránh sử dụng các loại thực phẩm dị ứng này nhé!
5. Sau khi điều trị xong, nám có quay lại lần nữa không?
Sau khi điều trị xong, nám hoàn toàn có thể quay trở lại nếu bạn không xây dựng được phương pháp chăm sóc da khoa học hơn. Hãy luôn luôn chăm sóc và tránh các tác nhân gây nám để da luôn khỏe đẹp nhé!
6. Các loại nám da có di truyền không?
Nám da có di truyền, khoảng 30% phụ nữ bị nám da do di truyền từ gia đình.
Bài viết khác
Nám da mặt: Nguyên nhân và cách giảm 70% nám trong 15 ngày
Cách dùng kem dưỡng ẩm giúp phục hồi làn da nám
6 Cách trị nám tại nhà chưa đến 1 triệu 15 ngày mờ 70% nám
Quy trình chăm sóc da mặt cho người mới bắt đầu
Nữ doanh nhân Lê Thị Út và hành trình thành lập thương hiệu Mỹ phẩm Circle
Hướng dẫn skincare cho da mặt mỗi ngày